Vấn đề thất thoát, hao hụt vật tư công trình xây dựng

Vấn đề SiteMAGE đề cập hôm nay có thể coi là 1 trong những vẫn đề bức xúc nhất của công trường xây dựng, và bản thân chúng tôi cũng đã trực tiếp nếm trải.

Đó là hao hụt, lãng phí, thất thoát trong công trường xây dựng, đặc biệt là hao hụt, lãng phí, thất thoát vật liệu (Ở đây gọi chung là tổn thất)

Hãy nhìn ảnh dưới - 1 công trường bừa bộn điển hình, là chất xúc tác cho tổn thất


Chúng tôi sẽ đi lần lượt.

1. Thế nào là tổn thất?

Tổn thất nói chung được hiểu là một phần của vật liệu, vật tư, máy móc, nhân công được đưa đến công trường (cấu thành chi phí) nhưng không được sử dụng cấu thành trực tiếp hoặc gián tiếp lên công trình.

Như đã nói ở trên, tổn thất có thể được chia thành tổn thất vật tư, vật liệu, tổn thất về nhân công. Tuy nhiên như đã biết chi phí vật tư chiếm khoảng 70% chi phí công trình nên tổn thất vật tư về cơ bản là vấn đề nhức nhối nhất. Và bài này chủ yếu đi chi tiết hơn về tổn thất vật tư. Chúng tôi sẽ có bài viết riêng về tổn thất nhân lực, nhân công trong bài viết khác.

Trong Tổn thất vật tư, chúng tôi tạm chia thành 2 loại

  • Tổn thất không thể tránh khỏi (có thể gọi là hao hụt) -đó phần lớn là các tổn thất do sự không tương thích giữa thiết kế và nhà sản xuất. Ví dụ thép sản xuất là 11m7 1 cây, nhưng thiết kế không thể bố trí chỗ nào cũng full 1 cây 11m7. Hoặc gạch ốp lát kích thước cơ bản có thể kể đến như 300x300, 300x600, 600x600, nhưng kích thước không gian cần lát không thể lúc não cũng là bội số của các số trên.

Đặc điểm của tổn thất này là không thể tránh khỏi nhưng lại tối ưu hóa được.

  • Loại 2 là tổn thất có thể tránh khỏi ( có thể gọi là thất thoát), cái này đơn thuần là do trình độ và năng lực tay nghề, trình độ quản lý bản thân Nhà thầu thi công.

2. Tổn thất vật tư được tạo ra từ đâu?

  • Do bản chất của công trường xây dựng, khi thiết kế hoặc bản chất kích thước thi công và  kích thước nhà sản xuất có độ vênh (cái này phải thông cảm cho nhà sản xuất vì họ phải làm theo modul, ko thể chạy theo tất cả khách hàng) - dây là loại tổn thất ko thể tránh khỏi
  • Do quá trình vận chuyển. Ví dụ rõ nhất như vận chuyển cát đi đường rơi vãi. Hoặc vận chuyển bê tông thương phẩm trục trặc mất nhiều tgian dẫn đến bê tông bị quá giờ (thường là 2 tiếng)
  • Do quá trình bảo quản – ví dụ như thép bảo quản không tốt, dẫn đến han rỉ, hoặc không quản lý kho bãi tốt dẫn đến trộm cắp, thất thoát…
  • Do quá trình gia công, chế tạo, cẩu lắp – ví dụ cắt thép không chuẩn, đề C nhiều.
  • Do hư hỏng, khiếm khuyết, dẫn đến phải làm đi làm lại hoặc mất thêm vật liệu sửa chửa – ví dụ đổ cột bê tông bị chửa, dẫn đến phải đập đi làm lại, làm tăng thêm chi phí vật liệu bê tông và cả ván khuôn (ở đây chỉ bàn vật tư vật liệu mà không bàn đến hao hụt nhân công và máy móc)
  • Do sử dụng không đúng cách – ví dụ trộn vữa ko chuẩn, dẫn đến hao hụt xi măng, cát, nước…

Như vậy theo như mô tả phía trên, nguyên nhân chung của việc tổn thất có thể tránh khỏi (hao hụt) chủ yếu đến từ vấn đề quản lý vật liệu, cũng như trình độ thi công của Nhà thầu.

  • Về mặt quản lý, đa số Nhà thầu sử dụng các công cụ quản lý kho bãi thủ công, tức là dùng sổ ghi chép, hoặc các file excel. Tuy nhiên điểm chung của các công cụ này là rất dễ thất lạc, công tác lưu trữ không tốt, không truy suất được các dữ liệu chuẩn. Một số đơn vị sử dụng các phần mềm ERP nhưng mấy phần mềm này lại khó sử dụng, rất nhiều thao tác gây khó chịu cho người dùng, phần mềm kế toán thì chỉ ghi nhận về nhập xuất vật tư mà không quản lý nó hoàn chỉnh, không phải là công cụ tối ưu việc sử dụng vật tư. Ngoài ra công trình xây dựng có đặc thù là cần sự phối hợp của nhiều bộ môn thế nên không dễ để có 1 phần mềm đáp ứng việc vừa dễ sử dụng vừa tạo sự tương tác tốt giữa nhiều bộ phận liên quan.
  • Về trình độ thi công, cái này phụ thuộc chủ yếu vào bản thân nhà thầu, về mô hình quản lý, về chiến lược nguồn nhân lực, chiến lược đầu tư máy móc, công nghệ thi công. Tuy nhiên những cái này khá mơ hồ, vì chưa có công cụ nào thực sự cụ thể để đo lường được tổn thất, để nhà thầu thấy được chính xác giá trị mất mát do tổn thất từ đó quyết định chiến lược nâng cao trình độ thi công. Và, khi áp dụng chiến lược rồi, thì thiếu công cụ đánh giá, lượng hóa sự cải tiến, mức độ cải tiến để có thể vững tâm đầu tư thêm.

3. Cách thức để giảm thiểu tổn thất

Với tổn thất không thể tránh khỏi, việc làm được là cải tiến thiết kế và công nghệ để giảm thiểu hao hụt tối đa (ko triệt tiêu được).

Việc đáng bàn là làm sao giảm được loại thứ 2, đó là thất thoát:

Chúng tôi không tìm được con số % thất thoát cụ thể (do thực tế hiện gần như chưa có Nhà thàu nào đo được con số này), tuy nhiên theo một số nghiên cứu (nguồn wikipedia) thì tổng tổn thất có thể lên đến 10-15% giá trị vật liệu. Như vậy trừ đi lượng hao hụt không tránh khỏi trung bình cỡ 5-10%, con số thất thoát có thể lên đến  trên 5%.

Với 1 công trình xây dựng ở mức khá rơi vào tầm 1,000 tỷ, thì CĐT/Nhà thầu thất thoát khoảng 50 tỷ, và nếu giảm đc 1% thất thoát thôi, thì số tiền giảm đc là 10 tỷ !

Lưu ý đây mới là số tiền tiết kiệm cho 1 dự án - hãy tưởng tượng tổng số tiền các Nhà thầu bị thất thoát với quy mô thị trường xây dựng 10.2 tỷUSD!!!

Vậy giảm thất thoát bằng cách nào?

Muốn giảm thất thoát thì theo lẽ thường là tìm cách xử lý các nguyên nhân gây ra  nó. Và muốn làm việc này thì phải đồng bộ cả phần cứng (tức là đầu tư kho bãi, trang thiết bị, công nghệ) và phần mềm (sử dụng các ứng dụng tiên tiến để quản lý kho, quản lý vật liệu), cụ thể:

Phần cứng:

  • Đầu tư nâng cao chất lượng kho bãi (dẫu biết rằng với anh em công trường kho ngon thì tiền ko có, nhưng tiết kiệm quá thì lại không nên. Kho nên được đầu tư ở mức phù hợp với công năng sử dụng, đừng cắt xén lợi ít mà hại nhiều, đặc biệt không được tiếc tiền đầu tư kho bãi chuẩn cho các vật liệu đắt tiền, đặc thù, ví dụ các thiết bị cơ điện. Và cũng đặc biệt lưu ý đến việc an toàn cháy nổ)
  • Từng bước đầu tư, tăng cường công nghệ, máy móc hiện đại

Phần mềm:

  • Cải tiến thiết kế, hạn chế đề C với các vật tư phải gia công tại công trường như thép, gạch ốp lát...
  • Đầu tư nâng cao năng lực nhân sự, kỹ năng của bộ máy cũng như công nhân (nói thì dễ nhưng cái này làm không dễ, cần quá trình nâng cấp từ từ)
  • Tăng cường sử dụng vật liệu đúc sẵn, nhằm giảm hao phí do sự không quy chuẩn trong công tác thi công ở điều kiện công trường (vốn không thể so sánh với Nhà máy)
  • Tăng cường tái sử dụng vật liệu dư thừa. Hiện các bạn đều biết, với các công trình theo chuẩn Xanh như Lotus ở Việt Nam hay Leed của Mỹ, thì việc tận dụng lại vật tư đã sử dụng là điều kiện bắt buộc nếu muốn được cấp chứng chỉ này.
  •  Và cuối cùng, xem xét sử dụng các phần mềm tiện ích quản lý kho bãi, quản lý công trường, thay thế các công cụ thủ công và excel truyền thống (do số tiền chi ra cho phần mềm quá nhỏ so với lợi ích nó mang lại).

Vài dòng chia sẻ. Hi vọng một ngày gần đây mình có thể chia sẻ chi tiết hơn, sâu hơn nữa.

Tìm hiểu thêm 1 trong số các giải pháp hạn chế thất thoát vật tư tại https://sitemage.com/