Kinh nghiệm đề tay thép giảm lãng phí
Đặt vấn đề
Với công trình xây dựng nói chung, thép là vật liệu quan trọng nhất và có tỷ trọng cao nhất trong giá trị xây lắp (chiếm tới 60-70% cơ cấu vật liệu xây dựng, theo báo cáo của FPTS). Do đó, bài toán sử dụng thép sao cho tiết kiệm, hiệu quả luôn là vấn đề trọng tâm hàng đầu của các Nhà thầu thi công.
Quản lý thép hiệu quả có nghĩa là sử dụng tối ưu thép, giảm Đề C, giảm thất thoát.
Xem thêm bài viết : Vấn đề thất thoát và hao hụt Vật tư công trình
Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến phương án giảm hao hụt khi thiết kế cắt thép (hay còn gọi là "details" hay "đề tay" thép)
Một số kinh nghiệm Đề tay (hay details) thép khi làm shop.
Thông thường thì định mức hao hụt thép cho phép khoảng 2% tùy từng nơi.
1. Trước khi tiến hành ra đề tay thép người kỹ sư cần đọc kỹ bản vẽ, chỉ dẫn kỹ thuật để nắm được các thông tin cơ bản như vùng neo-nối thép, chiều dài neo-nối thép,….
2. Trước khi ra đề tay thép, cần lên phương án đợt cắt thép như thế nào cho hợp lý, tránh tình trạng để các thanh thép chờ tổ hợp quá nhiều trong kho thép dẫn đến khó quản lý, tăng chi phí và thất thoát thép.
3. Khi đã lên được các đợt cắt thép. Kỹ sư shopdrawing cần bóc tách tất cả thép trong đợt cắt thép đó. Đương nhiên với các thanh thép thiết kế <11.7m thì ta phải cắt như vậy, ta quan tâm tới các thanh thép >11.7m. Một cây thép có chiều dài 11.7m, nếu cứ nối liên tiếp với nhau e rằng nằm trong vùng không được nối, vì thế người làm đề tay phải có phương án cắt thép sao cho mối nối nắm trong vùng an toàn cho phép nối.
Ảnh: thi công cắt, uốn thép ngoài công trường
4. Nguyên tắc cắt thép để giảm tối đa thép vụn là tận dụng các thanh thép dư do các lần cắt thép trước sinh ra. Do đó, các thanh thép có chiều dài <11.7m ta ưu tiên xem xét phương án cắt trước sao cho số lượng cây thép nguyên 11.7m là ít nhất, khi đó các thanh thép còn lại sẽ là cơ sở để đưa ra phương án cắt thép với các cây thép > 11.7m
5. Thông thường để tránh phức tạp vấn đề này, người cắt thép chọn những cây thép có chiều dài 11.7m; 2,925m;3,9m; 5,85m, 7,8m để ướm vào bản vẽ. Vì khi cắt như thế thì thường không bị thừa thép, 11,7m cắt đôi được 2 cây 5,85, cắt làm 3 thì được 3 cây 3,9; cắt làm 4 thì được 4 cây 2,925. Trong trường hợp đã ướm những cây đó vào nhưng không được thì nên cắt những cây thép sao cho mẩu thép thừa từ lần cắt đó càng lớn càn tốt, vì những mẩu nhỏ tầm 2m chằng sử dụng được gì ngoài đem bán (nếu một cây dùng để nối mất 80d rồi)
Chốt lại vấn đề này là sử dụng ưu tiên những thanh thép là ước số của 11,7m để chạy thép.Và nếu không được thì nên cắt sao cho thép vụn dài nhất để sử dụng cho lần sau, cho những nhịp ngắn.
Bằng các công cụ hiện đại ngày nay, vấn đề cắt thép tối ưu được một số đơn vị phát triển thành các phần mềm hỗ trợ triển khai shopdrawing như Katapro, CADviet, Steel cuter,…
Bài viết này được chia sẻ bởi kỹ sư Nguyễn Văn Lực, Công ty LHP Việt Nam.
Xem thêm các bài viết hữu ích về Quản lý vật tư tại SiteMAGE.com